Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

cách thi công chống thấm mái

Thi công chống thấm sàn mái bằng sản phẩm Sika
Hiện nay việc chống thấm sàn mái, sân thượng không còn là điều mới mẻ đối với đa số công trình xây dựng, mà là phương pháp đang đươc xử dung phổ biến cho các công trình mới cũng như các công trình cũ sửa chữa.
Nguyên nhân thấm
- Sàn mái, sân thượng bị thấm thường do sàn mái bi nứt gãy, rạn nứt chân chim và bị đọng nước lâu ngày đã dẫn đến hiện tượng thấm, dột và ẩm mốc.
- Nguyên nhân do sự co ngót không đồng đều giữa lớp bê tông sàn mái với tường bao quanh sàn mái dẫn đến hiện tượng tách lớp gây thấm.
- Chất chống thấm không phù hợp và không có khả năng co ngót theo sự thay đổi thời tiết
- Lượng keo chống thấm mỏng không tạo được chiều dày phù hợp với sự co ngót
- Chất chống thấm không đảm bảo chất lượng bị lão hoá nhanh với ánh nắng mặt trời và thời tiết khắc nghiệt ở Việt Nam
- Tại những vị trí tiếp giáp giữa hai tấm chống thấm chất lượng không tốt và do trình độ kỹ thuật của các đội thợ thi công chống thấm không đạt yêu cầu, không có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thi công chống thấm.
- Không ngâm thử nước trước khi lát gạch tàu ( để kiểm tra lớp chống thấm )
- Sàn mái, sân thượng có hệ thống thoát nước kém bị đọng nước
- Phương án thiết kế sân thượng không phù hợp cho việc sửa chữa và bải trì
Biện pháp chống thấm sơ bộ
- Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Xử lý chống thấm các điểm thấm và các cổ ống thoát sàn, đường điện
- Thi công chống thấm bề mặt sàn, và tường
- Ngâm nước kiểm tra việc chống thấm
- Cán hồ vữa bảo vệ lớp chống thấm và tạo dốc
- Xếp gạch chống nóng hoàn thiện bề mặt đưa vào sử dụng
Thi công chống thấm
1. Chuẩn bị bề mặt chống thấm
- Vệ sinh bề mặt bê tông, đục bỏ các chất bám dính, mảng bám, ba dớ…
- Dùng vữa có trộn phụ gia Sika Latex dặm vá các lỗi khiếm khuyết trên bề mặt sàn bê tông. Đảm bảo bề mặt bê tông phải đặc chắc, bằng phẳng, không quá lồi lõm, không có sắt thép lồi trên bề mặt.
- Dùng hồ dầu ( Sika latex TH + nước + xi măng) quét bằng chổi cọ và dùng vữa có trộn phụ gia sika lite đắp bo tròn các góc  cạnh chân tường bằng bay.
2. Xử lý chống thấm các điểm thấm và các cổ ống thoát sàn, đường điện
- Kiểm tra khoảng cách giữa ống và bê tông đảm bảo khoảng cách từ ống đến thành bê tông > 1,5cm.
- Vệ sinh tinh quanh cổ ống.
- Quét kết nối bằng LATEX TH.
- Thi công gioăng trương nở HYPER STOP quanh cổ ống để ngăn chặn nước rò rỉ ra.
- Thi công lớp vữa không co tính năng chống thấm, chống ăn mòn cao Sika Grout 214-11 của Sika xung quanh lấp đầy cổ ống.
3. Thi công lớp chống thấm
a. Thi công dạng màng tự dính, màng khò nóng
b. Thi công dạng phun, quét
4. Ngâm nước kiểm tra
-  Sau khi lớp chống thấm lớp 2 khô cứng tiến hành ngâm thử nước kiểm tra trong 24giờ ( báo TVGS khi bắt đầu ngâm thử nước )
- Sau khi đã khiểm tra nội bộ không thấm, báo TVGS nghiệm thu để bàn giao cho đơn vị thi công khác.
- Nếu có sự cố nhà thầu phải bố trí khắc phục ngay để đảm bảo tiến độ.
5. Cán hồ vữa tạo dốc bảo vệ lớp chống thấm
6. Thi công xếp, ốp, lát gạch chống nóng nếu cần

LƯỚI GIA CỐ POLYESTER

Giới thiệu :
Lưới gia cố  làm từ 100% Polyester nóng chảy kết thành, loại lưới này chịu được độ căng tốt (gấp khoảng 7 lần so với loại vải không dệt), vả lại các sợi không có xếp theo chiều, vì thế là loại vật liệu bổ sung tăng cường lớp chống thấm đạt hiệu quả tối ưu đối với các vết nứt của mái nhà, v.v…
Đặc tính :
1.      Đặt lưới gia cố theo chiều hướng nào cũng như nhau.
2.      Các sợi phân bố đồng đều
3.      Có tính chịu kiềm.
4.      Độ hút nước rất thấp.
Công dụng :
Tăng cường gia cố lúc thi công chống thấm tường ngoài, mái nhà, tầng hầm. 
Cách thi công :
1.      Nhúng lưới gia cố  vào nước tạo ẩm.
2.      Sau khi quét các lớp sơn chống thấm cách nhiệt  rồi dùng lưới gia cố đã tạo ẩm trải lên bề mặt thi công.
3.      Sau khi trải xong lưới gia cố, quét thêm 1 lớp sơn chống thấm cách nhiệt , đã hoàn thành lớp gia cố.
4.      Miếng lưới gia cố thứ 2 đấp liền kề miếng lưới gia cố thứ 1 phải đắp đề lên trên 5 cm.
Quy cách :
Lưới gia cố :rộng 15cm dài 50m 

Màu sắc bề ngoài :

Xuât xứ  :
Đài Loan
Quy cách :
Hạng mục thử nghiệm
Phạm vi kiểm nghiệm
Yêu cầu quy cách
Độ căng (N/5cm)
DIN 53857
Đường thẳng trên 42.9
Đường ngang trên 31
Tỷ lệ độ co giãn (%)
DIN 53857
Đường thẳng trên 24.8
Đường ngang trên 24
Độ xé rách(N)
DIN 53859
Đường thẳng trên 9.3
Đường ngang trên 7.49
Tính kiềm (bão hòa Ca(CH)2, 23 ± 2℃, 168hrs
Tỷ lệ thay đổi độ căng (%)
DIN 53857
Đường thẳng dưới -16
Đường ngang dưới -5.1
Tỷ lệ thay đổi độ co giãn (%)
DIN 53857
Đường thẳng dưới -21.7
Đường ngang dưới -2
Tỷ lệ thay đổi độ xé rách (%)
DIN 53859
Đường thẳng dưới -7.4
Đường ngang dưới -45



※ Kết quả thi công và hiệu quả vật liệu : có liên quan đến thời tiết, bề mặt thi công, thói quen thi công của mỗi người và tỷ lệ pha trộn các loại vật liệu, vì vậy khi thi công diện tích lớn, đề nghị thử nghiệm trước để đảm bảo chất lượng.
LH:0987745712
WWW.VINASIKA.COM

quy trình chống thấm tầng hầm

Nếu việc chống thấm cho các công trình xây dựng vốn đã nan giải thì chống thấm cho tầng hầm – hạng mục chịu áp lực nước cao - lại càng phức tạp hơn, đa phần các tầng hầm chỉ sau thời gian ngắn đã bị thấm và phải chống đi chống lại nhiều lần rất phiền phức và tốn kém.


I. ĐÁY TẦNG HẦM: 3 phương án:
1. Phương án 1: Chống thấm thuận- Trước khi đổ bêtông móng:
Sử dụng Intoc-04 Super.
Sau khi thi công bêtông lót và lắp đặt xong cốt thép sàn đáy tầng hầm, tiến hành thi công chống thấm theo qui trình sau:
Chuẩn bị: Bề mặt bêtông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bêtông đá 1x2, đá 4x6…)
Vệ sinh bề mặt.
Phủ lên bề mặt bêtông lót một lớp cát (cát hạt lớn càng tốt) dày khoảng 13 mm.
Phun nước tạo ẩm lên bề mặt lớp cát.
Pha trộn hồ dầu chống thấm loãng theo công thức
1 lít Intoc-04 Super + 2 lít nước + khoảng 1,5kg ximăng
Thi công: Dùng máy phun hoặc tưới đều hỗn hợp hồ dầu chống thấm loãng lên bề mặt lớp cát cho đến khi ướt đẫm bề mặt và các ngóc ngách.
Dùng nước phun sương, phun sạch lớp hồ dầu chống thấm loãng bám trên sắt sàn (nếu cần).
Trong vòng 2 giờ trở lại, có thể tiến hành đổ bêtông.
Nguyên lý: Intoc-04 Super có trong lớp hồ dầu chống thấm loãng bám trên lớp cát và bêtông lót sẽ hòa tan, thẩm thấu vào phần dưới cùng của lớp bêtông mới đổ, tạo thành một lớp chống thấm ở phần đáy, không tách rời với bêtông đáy, bền theo kết cấu vật liệu.
2. Phương án 2: Chống thấm thuận - Trước khi lắp đặt sắt thép bêtông móng:
Sử dụng Intoc-04
Chuẩn bị: Bề mặt bêtông lót phải bằng phẳng, chắc (thích hợp nhất là bêtông đá1x2, đá 4x6…)
Vệ sinh bề mặt.
Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).
1 lít Intoc- 04 + 3 lít nước + ximăng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 7 -> 8kg)
Thi công:
° Bước 1: Lớp chống thấm
Tô phủ lớp hồ dầu chống thấm dày khoảng 4mm lên bề mặt bêtông lót
° Bước 2: Lớp bảo vệ.
Sau khi lớp hồ chống thấm vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng
2cm --> 3cm lên lớp hồ dầu chống thấm để chống răn nứt.
Chú ý: Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt.
Cần phải bảo dưỡng bằng nước.
Sau 24 giờ trở lên có thể tiến hành công tác lắp đặt sắt thép.
Định mức: 1lít Intoc-04 / khoảng 2m²
3. Phương án 3: Chống thấm nghịch-Sau khi đổ bêtông đáy:
Sử dụng Intoc- 04
Chuẩn bị: Nên tiến hành chống thấm sau khi đổ bêtông đáy từ 2 tuần trở lên.
Vệ sinh và tạo ẩm bề mặt.
Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN.
Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).
1 lít Intoc- 04 + 3 lít nước + ximăng vừa đủ dẻo sệt (khoảng 7 -> 8kg)
Thi công:
° Bước 1: Lớp chống thấm.
Phun nước tạo ẩm. sau đó dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt một lớp dày 4mm.
° Bước 2: Lớp bảo vệ.
Sau khi lớp hồ dầu chống thấm vừa ráo mặt phủ một lớp VXM M75 dày khoảng 1cm lên trên lớp hồ dầu chống thấm để chống răn nứt.
Chú ý: Thực hiện 2 lớp này theo dạng cuốn chiếu, tránh dẫm đạp lên lớp chống thấm còn ướt.
Bảo dưỡng bằng nước.
ª Thông thường cần đổ một lớp bêtông đá mi dày khoảng 45cm (hoặc tùy theo yêu cầu) lên trên sàn đáy sau khi lớp hồ chống thấm đã ráo mặt.
Định mức: 1lít Intoc-04 / khoảng 2m²
II. VÁCH TẦNG HẦM: 2 Phương án
1. Phương án 1: Sử dụng Intoc-04
Chuẩn bị: Vệ sinh bề mặt.
Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN.
Nếu bề mặt vách bêtông láng, cần tạo nhám trước khi thi công.
Pha trộn hồ chống thấm theo công thức (đánh đều để đạt độ dẻo sệt).
1lít Intoc-04+ 3 lít nước+ximăng vừa đủ dẻo sệt (khoảng7->8kg)
Thi công:
° Bước 1: Lớp chống thấm.
Dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bêtông một lớp dày khoảng 04mm.
° Bước 2: Lớp bảo vệ.
Khi lớp hồ dầu chống thấm vừa ráo mặt (còn mềm nhưng ấn nhẹ không còn dính tay) thì phủ một lớp VXM M75 lên trên lớp hồ dầu chống thấm để chống răn nứt.
Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước và nên tô trát lớp vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại.
Định mức: 1lít Intoc-04 / khoảng 2m²
2. Phương án 2: Sử dụng INTOC-04A.
Chuẩn bị: Vệ sinh bề mặt.
Xử lý các lỗ rò rỉ nước (nếu có) bằng Intoc DN và Intoc -07.
Nếu bề mặt vách bêtông láng, cần tạo nhám trước khi thi công.
Thi công: Phun nước tạo ẩm nhiều lần trước khi thi công chống thấm.
Thực hiện 2 lớp chống thấm như sau:
Lớp 1: Pha trộn hồ dầu chống thấm theo công thức.
1 lít Intoc-04A + 3 lít nước + Ximăng vừa đủ dẻo sệt
Dùng hồ dầu chống thấm tô phủ lên bề mặt bêtông một lớp dày khoảng 2-3mm.
Thực hiện tiếp lớp tiếp theo:
Lớp 2: Pha trộn vữa chống thấm theo công thức.
1 lít Intoc-04A + 3 lít nước + hỗn hợp ximăng và cát
(ximăng và cát được trộn theo tỉ lệ: cứ 1 phần ximăng tương ứng với 3 phần cát cho đến khi dạt độ dẻo sệt thích hợp. Cát phải sạch và được sàn đều hạt).
Chờ đến khi lớp hồ dầu chống thấm (lớp 1) vừa ráo mặt (còn mềm nhưng ấn nhẹ không còn dính tay) thì tô tiếp lớp vữa chống thấm dày khoảng 2mm lên bề mặt lớp 1.
* Sau đó cần bảo dưỡng bằng nước.
* Tô vữa hoàn thiện trong vòng 3 ngày trở lại.
* Nếu là mặt ngoài vách tầng hầm (phần ngầm) thì có thể tiến hành lấp đất (trong vòng 3 ngày trở lại) mà không cần phủ lớp vữa hoàn thiện.
Chú ý:
- Chỉ nên tiến hành chống thấm vách tầng hầm sau khi đổ bêtông ít nhất từ hai tuần trở lên.
- Qui trình trên có thể áp dụng chống thấm cho mặt ngoài hoặc mặt bên trong vách tầng hầm.
Định mức: 1lít Intoc-04A / khoảng 2m²
Chúc Quý khách thành công!
HOTLINE:0987 745 712
WWW.VINASIKA.COM